Một số điểm mới của Luật Giá năm 2023

Ngày 16/6/2023 Quốc hội đã thông qua Luật Giá số 16/2023/QH15. Luật này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 (riêng quy định tại khoản 2 Điều 60 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2026).

Luật Giá 2023 bao gồm 8 Chương, 75 Điều, so với Luật Giá năm 2012 có những điểm mới cơ bản sau:

Thứ nhất, bổ sung nguyên tắc áp dụng Luật Giá và Luật khác có liên quan

Theo đó, trường hợp có quy định khác nhau về giá giữa Luật Giá và luật khác được ban hành trước ngày Luật Giá có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định của Luật Giá, trừ trường hợp (bao gồm: Giá đất; giá nhà ở; giá điện và các dịch vụ về điện; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; học phí, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, giáo dục nghề nghiệp; tiền bản quyền khi khai thác, sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình trong trường hợp giới hạn quyền tác giả, giới hạn quyền liên quan, tiền đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc trong trường hợp người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế và người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thỏa thuận được, tiền đền bù đối với quyền sử dụng giống cây trồng được chuyển giao theo quyết định bắt buộc) thì được thực hiện theo quy định tại pháp luật chuyên ngành.

Thứ hai, bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm và phân chia theo từng nhóm đối tượng

Luật Giá 2023 đã bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực giá, thẩm định giá theo từng nhóm đối tượng cụ thể, đó là:

– Đối với cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá, thẩm định giá; người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng thuộc cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá, thẩm định giá;

– Đối với cá nhân, tổ chức;

– Đối với doanh nghiệp thẩm định giá;

– Đối với thẩm định viên về giá;

– Đối với hội đồng thẩm định giá; thành viên hội đồng thẩm định giá:

– Đối với khách hàng thẩm định giá và bên thứ ba có tên trong hợp đồng thẩm định giá:

Đối với cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá, thẩm định giá; người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng thuộc cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá, thẩm định giá, Luật bổ sung hành vi mua chuộc, hối lộ; cấu kết, thỏa thuận để làm sai lệch mức giá hàng hóa, dịch vụ hoặc giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi, trục lợi; thông đồng về giá, thẩm định giá. Đối với cá nhân, tổ chức, Luật bổ sung các hành vi: Cản trở hoạt động quản lý, điều tiết giá, thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Làm, cung cấp chứng thư thẩm định giá giả hoặc sử dụng chứng thư thẩm định giá giả cho mục đích quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật này; Làm, cung cấp chứng thư thẩm định giá khi không đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá hoặc sử dụng chứng thư đó cho mục đích quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật này; ký chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá khi không là thẩm định viên về giá. Đối với doanh nghiệp thẩm định giá, Luật bổ sung các hành vi: cung cấp dịch vụ thẩm định giá cho người có liên quan với doanh nghiệp thẩm định giá theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp; Phát hành khống chứng thư thẩm định giá; Mua chuộc, hối lộ; cấu kết, thỏa thuận để làm sai lệch mức giá hàng hóa, dịch vụ hoặc giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi, trục lợi; thông đồng về giá, thẩm định giá…

Thứ ba, ban hành kèm theo Danh mục hàng hóa, dịch vụ

Luật Giá 2023 đã ban hành kèm theo 2 danh mục hàng hóa, dịch vụ đó là Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá và Danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá.

Đối với Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá, Luật Giá 2023 đã bổ sung mặt hàng phân DAP, thức ăn chăn nuôi và thức ăn thủy sản. Theo đó, Danh mục tại Luật sẽ gồm 9 hàng hóa, dịch vụ là: Xăng, dầu thành phẩm; Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG); Sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi; Thóc tẻ, gạo tẻ; Phân đạm, phân DAP, phân NPK; Thức ăn chăn nuôi; thức ăn thủy sản; Vắc – xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; Thuốc bảo vệ thực vật; Thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Đối với Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, Luật Giá 2023 đã quy định cụ thể các hàng hóa, dịch vụ, bổ sung một số hàng hóa, dịch vụ như dịch vụ vận chuyển khí thiên nhiên bằng đường ống cho sản xuất điện, dịch vụ kiểm định kỹ thuật máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động…, đồng thời đưa ra khỏi danh mục sản phẩm thuốc lá điếu sản xuất trong nước, dịch vụ quy hoạch.

Để bảo đảm tính linh hoạt, kịp thời, phù hợp với tình hình thực tiễn, Luật Giá 2023 cũng đã quy định trường hợp cần thiết phải điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá và Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, trên cơ sở đề nghị của các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài chính trình Chính phủ để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Thứ tư, bổ sung thêm tiêu chí danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá

Luật Giá 2023 đã bổ sung tiêu chí hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tính chất độc quyền trong mua bán hoặc có thị trường cạnh tranh hạn chế và ảnh hưởng lớn đến kinh tế – xã hội, đời sống người dân, sản xuất kinh doanh vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.

Thứ năm, quy định cụ thể về kê khai giá

Tại Điều 28 của Luật Giá 2023 đã quy định cụ thể về kê khai giá, bao gồm các vấn đề về giá kê khai; hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai; nội dung kê khai giá; đối tượng thực hiện kê khai giá; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong kê khai giá và tổ chức kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng kê khai giá.

Luật Giá 2023 được ban hành đã đảm bảo tính công khai, minh bạch và tính thống nhất đồng bộ trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác quản lý nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và ổn định tình hình chính trị của đất nước.

Tại Luật Giá sửa đổi, có một số điểm mới như:

Để khắc phục cơ bản tồn tại, hạn chế giữa Luật Giá với các Luật chuyên ngành, tại Luật sửa đổi đã bổ sung tại Điều 3 về nguyên tắc áp dụng Luật Giá với các Luật khác có liên quan. Trong đó, về cơ bản Luật Giá sẽ điều chỉnh toàn diện các vấn đề liên quan đến quản lý, điều tiết giá, thẩm định giá. Chỉ trừ một số trường hợp rất đặc thù đã có luật riêng điều chỉnh toàn diện thì mới thực hiện theo quy định tại Luật chuyên ngành.

Về phạm vi điều chỉnh, luật bổ sung quy định cơ sở dữ liệu về giá, theo đó: Luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân, người tiêu dùng trong lĩnh vực giá, thẩm định giá; hoạt động quản lý, điều tiết giá của Nhà nước; tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường; cơ sở dữ liệu về giá; thẩm định giá; thanh tra chuyên ngành về giá, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá.

Luật Giá (sửa đổi) quy định: Bình ổn giá là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các giải pháp, biện pháp theo quy định của Luật này nhằm ổn định giá hàng hóa, dịch vụ khi giá biến động bất thường về giá trong một khoảng thời gian nhất định.

Đối với các biện pháp bình ổn giá, về cơ bản tiếp tục thực hiện theo quy định hiện hành khi quy định chi tiết Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá tại Luật và trường hợp có điều chỉnh sẽ do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định. Riêng đối với Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá đã bổ sung mặt hàng thức ăn chăn nuôi và đưa ra khỏi danh mục các mặt hàng điện, muối ăn và đường ăn.

Danh mục tại Luật sẽ gồm 9 hàng hóa, dịch vụ là: Xăng, dầu thành phẩm; Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG); Sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi; Thóc tẻ, gạo tẻ; Phân đạm, phân DAP, phân NPK; Thức ăn chăn nuôi; Vắc – xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm;Thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật; Thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Luật Giá (sửa đổi) cũng sửa đổi, bổ sung quy định về chứng thư thẩm định giá là văn bản do doanh nghiệp thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá phát hành sau khi kết thúc hoạt động thẩm định giá để thông báo cho khách hàng, các tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có) được ghi trong hợp đồng thẩm định giá về giá trị tài sản thẩm định giá và những nội dung chính của báo cáo thẩm định giá.

Ngoài ra, Luật Giá (sửa đổi) bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực giá, thẩm định giá, như: Loan tin, đưa tin không đúng sự thật, không chính xác về tình hình kinh tế – xã hội gây nhiễu loạn thông tin thị trường, giá hàng hóa, dịch vụ; Lợi dụng tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh để tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ không phù hợp với biến động của giá thành toàn bộ so với điều kiện bình thường nhằm trục lợi; Ký chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá không đúng với lĩnh vực chuyên môn, thông báo của cơ quan nhà nước về lĩnh vực được phép hành nghề của doanh nghiệp thẩm định giá; ký chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá khi không duy trì các điều kiện đăng ký hành nghề thẩm định giá quy định…

Bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc đề xuất với Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực về việc trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường thường vụ Quốc hội xem xét, điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá, Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá., bình ổn giá; đề xuất với Bộ Tài chính về việc trình Chính phủ ban hành, điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải kê khai giá quy định.

Luật Giá (sửa đổi) cũng quy định cụ thể về việc kê khai giá, niêm yết giá, tham chiếu giá. Theo đó, Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá…

Luật Giá (sửa đổi) cũng quy định cụ thể về Doanh nghiệp thẩm định giá, Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá; Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá; Chứng thư thẩm định giá và báo Báo cáo thẩm định giá; Quyền, nghĩa vụ của khách hàng thẩm định giá và tổ chức, cá nhân có liên quan được ghi trong hợp đồng thẩm định giá; Xác định giá dịch vụ thẩm định giá; Phương thức giải quyết tranh chấp về hợp đồng thẩm định giá.

Đối với công tác thanh tra, kiểm tra công tác chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá phải đảm bảo đảm nguyên tắc: Thực hiện theo kế hoạch, hoặc theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền hoặc khi phát hiện vi phạm, dấu hiệu vi phạm; Không trùng lặp, chồng chéo về phạm vi, thời gian với hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, kiểm tra cùng lĩnh vực đối với một đơn vị; Khách quan, công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; Hạn chế cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động của đối tượng được kiểm tra…/.

Nguồn: https://dms.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/mot-so-%C4%91iem-moi-cua-luat-gia-nam-2023-73970-3.html

https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttpltc/pages_r/l/chi-tiet-tin-ttpltc?dDocName=MOFUCM279747